Cập Nhật Về Đứt Cáp Quang Biển Việt Nam 09/2024

Cập Nhật Về Đứt Cáp Quang Biển Việt Nam 09/2024

1. Cập nhật về đứt cáp quang biển Việt Nam

Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã gặp sự cố, gây mất dung lượng truyền dữ liệu Internet trên hướng kết nối đi Singapore từ sáng 27/9. Hiện nguyên nhân dẫn đến sự cố xảy ra với tuyến cáp biển AAE-1 chưa được xác định.

AAE-1 là hệ thống cáp biển đầu tiên kết nối tất cả các khu vực châu Á, Trung Đông, châu Phi, châu Âu với độ trễ kết nối thấp nhất giữa các khu vực này. AAE-1 được kết nối tại các trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới và được đưa vào khai thác từ tháng 7/2017.

Hiện tại, đã có 2 tuyến cáp quang biển IA, SMW3 hoàn thành việc sửa chữa. Năm tuyến cáp biển quốc tế mà các nhà mạng tại Việt Nam đang khai thác, sử dụng gồm IA (còn gọi là Liên Á), AAE-1, AAG, SMW-3 và APG, cập bờ tại 2 trạm ở Vũng Tàu và Đà Nẵng. Trong năm 2023 và đầu 2024, sẽ đưa vào sử dụng thêm 2 tuyến cáp biển là ADC, SJC2 với cập bờ đặt tại Bình Định.

Để đảm bảo sự ổn định cho các dịch vụ internet. FPT sẽ chuyển tải luồng tuyến sang Tuyến cáp quang Biển khác bao gồm cả dung lượng dự phòng. Trong quá trình chuyển hướng các Khách hàng đang dùng của FPT có thể gặp trường hợp mạng chậm tại thời gian dùng internet cao điểm . Nếu khách hàng đang dùng internet vẫn thấy tốc độ mạng của mình chậm xin vui lòng quét Virus máy và làm theo các hướng dẫn

2. Những cách khắc phục khi đứt cáp quang biển:

Việc học, họp, làm việc qua Zoom có thể bị ảnh hưởng khi các Server máy chủ của ứng dụng này đặt tại nước ngoài. Các khách hàng có thể chuyển qua phần mềm Skype (Ghi được video buổi học) , Google Meet của Google , Microsoft teams có máy chủ đặt tại Việt Nam (Không bị giới hạn thời gian, các tính năng của Zoom (trình chiếu, chia sẻ màn hình, tắt mic..vv) dùng bình thường.

– Restart modem để nhận dải IP mới nhất đã được điều hướng của nhà mạng của bạn. Các bạn dùng 3G hay 4G vào mạng nhanh hơn vì thường được cấp dải IP mới cho mỗi lần vào mạng (việc này cũng tương tự như Restart lại modem)
– Cài đặt Plugin chặn quảng cáo cho trình duyệt Web (Cốc Cốc, Firefox.vv) để tiết kiệm dung lượng. Đây là danh sách các Phần mở rộng (extentions) được khuyên dùng cho trình duyệt Web của bạn.

AdBlock Plus
uBlock Origin
Ghostery
AdBlock
AdBlocker Ultimate
AdGuard

Chặn quảng cáo trên trình duyệt sẽ góp phần làm giảm dung lượng internet và ngăn quảng cáo, mã theo dõi đang xuất hiện trên khắp các trang mạng

– Dùng trình duyệt trên Điện thoại thay vì trên Laptop hoặc Máy để bàn. Do các máy tính trên thường có nhiều phần mềm chạy nền nên tốc độ sẽ chậm.

Xin lưu ý: Các bạn không nên cài thử các phần mềm được quảng cáo là tăng tốc độ internet. Cáp bị đứt thì dung lượng internet sẽ giảm. Không có phần mềm nào kể cả VPN, DNS.vv thay thế được điều đó.

3. Những Nguyên Nhân Đứt Cáp Quang Biển?

Mỗi lần sự cố cáp quang bị đứt xảy ra, đơn vị quản lý tuyến cáp xảy ra sự cố đều xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục phù hợp nhất. Đáng nói là 70% nguyên nhân đều có sự tác động từ chính bàn tay con người. Cụ thể như sau:

Do tác động của con người: Hoạt động đánh bắt cá, thả lưới, thả neo mỏ tàu biển trúng cáp, có người cắt trộm cáp quang biển….
Do thảm họa tự nhiên: Động đất, núi lửa ngầm, trượt bùn hoặc giông bão (xảy ra ở các khu vực nước nông).
Do cá mập cắn đứt cáp: Cá mập – đây chính là sinh vật bị nghi ngờ nhiều nhất khi sự cố cáp quang bị đứt xảy ra, bởi sự thực loài cá này dễ bị thu hút bởi các tuyến cáp quang biển.

Sự cố cáp quang biển Viettel, Sự cố cáp quang biển VNPT

4. Sửa Chữa Sự Cố Đứt Cáp quang Biển Như Thế Nào?

Chúng ta thường tưởng tượng các thợ lặn chuyên nghiệp sẽ lặn xuống đáy biển để khắc phục sự cố đứt cáp, song thực tế không thể bởi đáy biển rất sâu, rất khó để thực hiện điều này. Thay vào đó, đơn vị quản lý tuyến cáp sẽ sử dụng tàu chuyên dụng, dùng máy móc xác định đoạn cáp xảy ra sự cố, dùng tời kéo lên trên mặt nước, sau đó mới tiến hành nối cáp. Sau khi nối xong, bó cáp sẽ được bọc lại và thả về vị trí cũ.

5. Thời Gian Để Khắc Phục Sự Cố Đứt Cáp Quang Biển?

Khoảng từ 2 – 4 tuần là đoạn cáp gặp sự cố sẽ được khắc phục sau. Tuy nhiên con số này có thể sẽ có biến động bởi còn tùy thuộc đoạn biển xảy ra sự cố (nông hay sâu), sự cố dễ khắc phục hay khó khắc phục, thời tiết có thuận lợi cho việc sửa chữa hay không… Có sự cố đứt cáp kéo dài gần 2 tháng mới hoàn thành việc khắc phục, xong cũng có sự cố được khắc phục trước thời gian đơn vị quản lý tuyến cáp dự tính.

6. Tạm Kết

Đứt cáp quang biển là điều mà bất kỳ đơn vị quản lý tuyến cáp, các công ty viễn thông và cả người dùng mạng internet đều không mong muốn xảy ra, xong chúng ta vẫn phải thừa nhận với nhau rằng ở Việt Nam việc đứt cáp xảy ra như cơm bữa, mỗi năm phải có ít nhất vài sự cố đứt cáp đến từ các đơn vị khác nhau, mà cái tên xuất hiện nhiều nhất là AAG.

Khi đứt cáp quang, người dùng dịch vụ internet Việt Nam vẫn truy cập các nội trong nước bình thường bởi lưu lượng đến các web trong nước không liên quan đến cáp quang biển, mà được thực hiện thông qua hạ tầng cáp quang nội địa của các công ty viễn thông.
Và có một điều thú vị có lẽ bạn chưa biết: Việt Nam chúng ta hiện tại có 6 tuyến cáp quang biển đang vận hành, trong khi trên thế giới có đến hơn 300 tuyến với độ dài khoảng 900.000 km. 97% dữ liệu liên lục địa đều được truyền đi thông qua các tuyến cáp quang biển này. Nếu kéo thẳng tất cả các tuyến cáp thì độ dài có thể vòng quang trái đất 3 lần, kéo từ trái đất đến mặt trăng rồi kéo vòng ngược lại có lẽ vẫn còn dư!

Internet chập chờn, nhà mạng nói 5 tuyến cáp quang biển đã hoạt động bình thường

Lỗi cáp quang FPT
Lỗi cáp quang FPT

Trước một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng Internet chập chờn do cáp quang biển Việt Nam đang bị đứt, đại diện nhà mạng khẳng định cả 5 tuyến AAG, APG, AAE-1, SMW3 và IA (còn gọi là Liên Á) đều đang hoạt động bình thường.

Theo vị đại diện này, sự cố trên tuyến cáp quang biển AAE-1 xảy ra hồi cuối tháng 9-2023 đã được các đối tác quốc tế sửa chữa xong vào ngày 22-11. Hiện tại dung lượng trên tuyến cáp này đã được khôi phục hoàn toàn.

Tuyến cáp quang biển AAG cũng đã được sửa chữa xong từ đầu tháng 11-2023. Trước đó, tuyến cáp này gặp sự cố tại vị trí gần trạm cập bờ ở Vũng Tàu, Việt Nam.

Từ cuối năm 2022 và đầu năm 2023, cả 5 tuyến cáp quang biển nêu trên đều gặp sự cố. Đặc biệt có tuyến liên tục bị đứt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.

Dù các nhà mạng đã triển khai các biện pháp dự phòng, nhưng do nhiều tuyến cáp xảy ra sự cố cùng lúc nên tốc độ kết nối bị suy giảm thấy rõ.

Cuối tháng 9-2023, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết dự kiến đến cuối năm 2026 hệ thống cáp quang biển kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ được đưa vào sử dụng bổ sung thêm 3 tuyến là ADC, SJC2, ALC.

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có thêm 6 tuyến cáp quang biển có các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tham gia đầu tư, trong đó khoảng 3 tuyến do doanh nghiệp viễn thông Việt chủ trì.

Cập nhật về đứt cáp quang biển Việt Nam

Update 05/05/2023: Theo thông tin chúng tôi nhận được, tính đến ngày 3/5/2023, đã có tuyến 2 tuyến cáp IA và SMW3 hoàn thành việc sửa chữa. Các tuyến AAE-1, AAG dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2023. Riêng APG sẽ hoàn thành trong tháng 6/2023.
“Đến thời điểm hiện tại, trải nghiệm người dùng đã ổn định. Internet kết nối quốc tế gần như không bị ảnh hưởng so với thời điểm trước sự cố. Không có tình trạng nghẽn không sử dụng được dịch vụ”, đại diện Cục Viễn thông cho biết tại buổi họp báo ngày 05/05/2023.

Update 21/02/2023: Theo thông tin chúng tôi nhận được thì tuyến cáp SMW-3 bị lỗi trong khi 4 tuyến cáp kia chưa khắc phục xong, sự cố xảy ra ở đoạn S2.7 đi Singapore. Như vậy tất cả (5/5) các tuyến cáp quang biển từ từ Việt Nam đi quốc tế đều đã bị sự cố. Chúng tôi sẽ cập nhật khi có thông tin mới nhất.
Update 04/02/2023: Theo thông tin chúng tôi nhận được, tuyến cáp APG dự kiến sẽ khắc phục xong vào cuối tháng 3/2023. Hy vọng sau khi tuyến cáp này được khắc phục sự cố, lưu lượng internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ giảm bớt áp lực. Chúng tôi sẽ cập nhật khi có thông tin mới nhất.
Update 21/1/2023 (30 Tết): Tuyến cáp Liên Á (Intra Asia – IA) gặp sự cố, vấn đề nằm tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km, làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore qua IA. Trong khi tuyến cáp APG gặp sự cố từ tháng 12 chưa được khắc phục xong. Hiện tại có đến 4/5 tuyến cáp quốc tế đang bị trục trặc.
Update 26/12/2022: Thêm tuyến cáp APG gặp sự cố, trong khi 2 tuyến cáp AAG và AAE-1 đang bị đứt. Như vậy, mạng internet từ Việt Nam đi quốc tế đang bị ảnh hưởng bởi 3 tuyến cáp đang đồng thời gặp sự cố. Chúng tôi sẽ cập nhật nếu có thông tin mới nhất.

Update 06/12/2022: Tuyến cáp Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đang gặp sự cố tại phân đoạn S1H, cách trạm Aguilar trong vùng biển Hong Kong hơn 3 km. Hiện chưa có đơn vị điều hành tuyến cáp này chưa có phương án và lịch khắc phục.
Tuyến cáp quang APG hướng đi Hồng Kông và Singapore đã được khôi phục dung lượng trong khi hướng đi Nhật Bản, Malaysia vẫn ảnh hưởng.
Update 26/07/2022: Tuyến cáp APG đã gặp sự cố cáp bị đứt trên nhánh S3, ở vị trí cách trạm cập bờ Chongming (Trung Quốc) 427 km. Việc này khiến tốc độ internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng, chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về sự cố này.
Update 13/03/2022: Tin vui cho người dùng internet tại Việt Nam là tuyến cáp quang biển AAG đã được khắc phục hoàn toàn sau 5 tháng gặp sự cố. Trước đó vào trung tuần tháng 2/2022 thì 2 tuyến cáp quang biển khác là APG và IA đã được khôi phục. Như vậy, sau nhiều lần mạng internet từ Việt Nam đi quốc tế gặp nhiều gián đoạn, bây giờ người dùng đã hoàn toàn sử dụng các tiện ích internet, hay làm việc, học tập tại nhà qua hình thức trực tuyến bình thường
Update 16/12/2021: Theo thông tin chúng tôi nhận được thì tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc). Như vậy mang internet từ Việt Nam đi Quốc tế chịu ảnh hưởng đồng thời bởi sự cố trên 2 tuyến cáp quang APG và AAG (bị đứt trước đó chưa khắc phục xong).
Update 28/11/2021: Theo thông tin chúng tôi nhận được thì vào ngày 27/11/2021 sự cố trên phân đoạn S1H.4 tuyến cáp quang biển AAE-1 (Asia Africa Europe-1) đã được khắc phục xong. Người dùng Việt Nam chỉ còn chịu ảnh hưởng khi kết nối internet bởi sự cố trên tuyến cáp AAG (ngày 23/10/2021) và tuyến cáp APG (mới sảy ra sự cố dự kiến trong ngày 29/11/2021 sẽ khắc phục xong).
Update 23/10/2021: Chỉ sau 13 ngày kể từ khi khắc phục xong sự cố trên tuyến cáp AAG thì vào ngày 22/10/2021 tuyến cáp này lại tiếp tục gặp sự cố lần thứ 3 trong năm trên nhánh S1I phân đoạn từ Việt Nam đi HongKong. Như vậy, người dùng internet Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi 2 sự cố cáp quang biển trên tuyến AAG và AAE-1.
Update 10/10/2021: Theo thông tin từ đơn vị điều hành tuyến cáp AAG, vào lúc 22h ngày 10/10/2021 sự cố xảy ra trên nhánh S1B kết nối từ Hong Kong đi Singapore của tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã được sửa xong. Như vậy, mạng internet Việt Nam chỉ còn chịu ảnh hưởng bởi sự cố ngày 06/09/0221 trên tuyến cáp AAE-1 (Asia Africa Europe – 1), thời gian dự kiến sửa xong từ 02-14/11/2021.
Update 13/09/2021: Đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAE-1 (Asia Africa Europe – 1) đã xác định được lỗi tại phân đoạn S1H.3 và S1H.4 trên nhánh cáp S1H, gây ảnh hưởng kết nối từ Việt Nam đi Singapore và Châu Âu. Theo như thông báo, công tác sửa chữa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 02/11 – 14/11, như vậy mạng internet Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng khoảng 2 tháng nữa.
💡💡💡💡 Theo thông tin chúng tôi mới nhận được thì tuyến cáp AAG nhánh AAG S1G đang gấp rút được sửa chữa, thời gian hoàn thành dự kiến từ 12/09-16/09/2021. Nếu tuyến cáp AAG nhánh AAG S1G hoàn thành thì Việt Nam chỉ chịu ảnh hưởng bởi tuyến cáp AAE1 gặp sự cố ngày 06/09/2021.
Update 06/09/2021: Trong khi tuyến cáp AAG vẫn chưa khắc phục xong lỗi trên phân đoạn S1G (từ Hongkong đi Singapore) thì ngày 06/09/2021 tuyến cáp quang AAE1 (Asia Africa Europe 1) gặp sự cố, gây ảnh hưởng tới lưu lượng quốc tế của các nhà mạng.
Update 20/08/2021: Tuyến cáp AAG đã được sửa chữa xong trên phân đoạn S1H (gặp sự cố ngày 19/07) mối hàn cuối cùng trên tuyến cáp này đã hoàn thành. Tuy nhiên lại tuyến cáp này lại gặp lỗi khác trên phân đoạn S1G (từ Hongkong đi Singapore), do đó tình trạng mạng internet quốc tế vẫn chưa hoàn toàn khôi phục .
Update 19/07/2021: Tuyến cáp quang biển AAG lại tiếp tục xảy ra sự cố trên phân đoạn phân đoạn S1H (2 lần liên tiếp) cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 108km ngay sau 2 ngày khắc phục sự cố xuất hiện trên tuyến cáp này vào ngày 22/06/2021. Dự kiến tuyến cáp quang biển AAG sẽ được khắc phục hoàn toàn vào cuối tháng 07/2021. FPT Telecom rất tiếc về vấn đề này và đã có nhiều phương án làm giảm ảnh hưởng nhất có thể, xin chân thành xin lỗi quý khách hàng!
Các thông tin cũ hơn:
Update 17/07/2021: Tuyến cáp quang AAG (Asia America Gateway) đã được khắc phục hoàn toàn sự cố, đây là 1 tin vui cho khách hàng tại Việt Nam giữa lúc tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Update 12/07/2021: Tuyến cáp quang biển AAE-1 (Asia Africa Europe – 1) đã được khắc phục hoàn toàn sau hơn 1 tháng gặp sự cố. Như vậy, khách hàng sử dụng mạng internet Việt Nam chỉ còn chịu ảnh hưởng bởi tuyến cáp quang AAG (gặp sự cố ngày 22/06/2021), chúng tôi sẽ có thông báo sau khi nhận được các tin tức liên quan.
Update 22/06/2021: Ngày 22/06/2021 tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố nên ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ internet đi quốc tế đối với các khách hàng của các nhà mạng tại Việt Nam. Như vậy, người dùng internet Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi 2 tuyến cáp AAE-1 (gặp sự cố vào ngày 26/05/2021 dự kiến ngày 07/07/2021 khắc phục xong) & tuyến cáp AAG (mới gặp sự cố ngày 22/06 đang được điều tra và chưa có thời gian khắc phục sự cố).
Update 11/06/2021: Tuyến cáp quang APG đã hoàn thành việc bảo trì vào ngày 11/06/2021.
Update 06/2021: Tuyến cáp quang AAE-1 đang gặp sự cố & tuyến cáp quang biển APG đang có kế hoạch bảo trì từ ngày 5/6-10/06/2021. Trong khi cả 2 tuyến cáp AAE-1 và APG đang gặp sự cố thì các ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet) tại Việt Nam đã có kế hoạch cân bằng tải chuyển hướng qua các tuyến cáp quốc tế khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, cũng sẽ đem lại ảnh hưởng nhất định khi sử dụng các dịch vụ quốc tế, mong khách hàng thông cảm!
Vào 12h52 ngày 1/1/2021, tuyến cáp quang biển Liên Á – Intra Asia (IA) “mở bát” cho sự cố đứt cáp đầu năm 2021. Nguyên nhân được xác định là do đứt sợi và dò nguồn trên phân đoạn G2 đi Nhật Bản, S1 đi Singapore và S5 đi Hongkong (Trung Quốc). Sự cố này khiến dung lượng của VNPT bị ảnh hưởng 200 Gbps, của Viettel bị ảnh hưởng khoảng 1.2Tbps. Sự cố đã được đơn vị quản lý sửa chữa xong vào 16 giờ chiều ngày 25/2/2021, thời gian gián đoạn dịch vụ lên đến 56 ngày.
Vào 6h45 sáng 9/1/2021, tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway – APG “nối tiếp” tuyến cáp IA xảy ra sự cố. Nguyên nhân được xác định do dò nguồn trên phân đoạn S3 (Chongming, Trung Quốc) và đứt cáp trên phân đoạn S5 đi Hong Kong. Từ 11-21/1/2021, lỗi trên nhánh cáp S3 (Chongming, Trung Quốc) khoảng 557,4km đã được sửa xong; lỗi trên nhánh còn lại sau đó cũng được giải quyết.

ĐĂNG KÝ ONLINE LẮP MẠNG FPT TELECOM

Gói cước mạng FPT rẻ nhất – Gói cước rẻ có tốt không

Lắp camera tại nhà để bảo vệ gia đình

Lỗi Mạng FPT Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Mạng FPT bị lỗi cáp quang nguyên nhân và cách khắc phục

 

2/5 - (16 bình chọn)