[ad_1]
Ngày 22/4, phiên đấu thầu vàng miếng của Việt Nam lần đầu tiên sau 11 năm đã không thể diễn ra. Phiên đấu thầu mới được dời lại một ngày, giữa lúc giá vàng thế giới đang lao dốc.
Nguyên nhân khiến phiên đấu thầu bất thành là không có đủ số thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định, theo tường thuật từ truyền thông Việt Nam.
Dự kiến một phiên đấu thầu khác sẽ diễn ra vào 10 giờ ngày 23/4, với giá tham chiếu là 80,7 triệu đồng/lượng.
Trước phiên đấu thầu hôm nay, giá vàng thế giới đã giảm mạnh: Tối 22/4, giá vàng thế giới đã giảm 55,3 USD/ounce, tương đương 1,7 triệu đồng/lượng. Vào lúc 23 giờ ngày 22/4, giá vàng giảm về mức 2.337,5 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 71,82 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng thế giới giảm mạnh có thể tác động tới phiên đấu thầu vàng vào sáng 23/4.
Trước đó, giới quan sát kỳ vọng đây là lần đấu giá quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam diễn ra sau 11 năm nhằm thăm dò thị trường, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới.
Lần gần nhất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đấu thầu vàng miếng là vào năm 2013.
Chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và thế giới trong thời gian qua được cho là xuất phát từ việc nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng, vị thế độc quyền của vàng miếng SJC, được coi là thương hiệu quốc gia theo Nghị định 24 về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực từ năm 2012.
Sự chênh lệch cao giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã kéo theo nạn buôn lậu vàng trong nhiều năm qua.
‘Cần minh bạch trong đấu thầu vàng’
Trong lần đấu giá ngày 23/4, dự kiến sẽ có 16.800 lượng vàng miếng SJC (tương đương với khoảng 631 kg vàng) được bán ra.
Hội đồng Vàng Thế giới cho biết năm 2023, lượng vàng Việt Nam tiêu thụ là 55,5 tấn.
Như vậy, lượng vàng đấu giá lần này chiếm khoảng hơn 1% so với tổng lượng vàng tiêu thụ năm 2023.
Tiến sĩ Công Phạm, Giảng viên cấp cao tại Đại học Deakin (Úc), đánh giá việc đấu thầu vàng giúp bình ổn thị trường nhưng chỉ phát huy tác dụng nếu phiên đấu giá vàng đáp ứng các tiêu chí:
“Thứ nhất là những quy định và thủ tục đấu thầu phải rõ ràng, minh bạch và được phổ biến đầy đủ và công khai.
Thứ hai, phải có sự đối xử công bằng với tất cả người tham gia.
Thứ ba, số lượng vàng đưa vào đấu giá phải đủ lớn và thu hút được nhiều người tham gia.
Thứ tư, phải có cơ quan giám sát chặt chẽ việc tiến hành đấu giá, ngăn người tình trạng gian lận.”
“Cuối cùng, cần có đánh giá định kỳ sau mỗi lần tiến hành đấu giá để cải thiện cho những lần sau,” ông nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 21/4.
Ngân hàng Nhà nước vừa quản lý và kinh doanh vàng
Từ năm 2012, theo nghị định 24/2012, thị trường vàng của Việt Nam liên quan tới sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng do nhà nước độc quyền.
Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC) trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được Ngân hàng Nhà nước thuê gia công thương hiệu vàng miếng SJC.
Tiến sĩ Công Phạm đánh giá vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua:
“Việc ngân hàng trung ương của một quốc gia điều tiết thị trường vàng như một phần trong chính sách ổn định kinh tế vĩ mô được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, với Nghị định 24, thị trường vàng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước nắm độc quyền điều tiết thuộc mức chặt chẽ nhất so với các nước trong khu vực. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước không chỉ quản lý mà còn tham gia kinh doanh vàng thông qua Công ty SJC.”
“Trong giai đoạn từ sau 2012 khi nghị định 24 được áp dụng, giá vàng trong nước đều cao hơn giá vàng thế giới. Đặc biệt là trong những năm từ 2020 trở lại đây.”
“Sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế khá lớn, có hệ thống và có chiều hướng tăng đều từ 2012 tới nay đã làm cho quan điểm của NHNN và Công ty SJC cho rằng không có sự làm giá và giá vàng hoàn toàn do cung cầu của thị trường quyết định rất khó thuyết phục.”
Vấn đề Ngân hàng Nhà nước Việt Nam độc quyền nhập khẩu, kinh doanh vàng trong những năm qua đã được các đại biểu quốc hội chất vấn tại nghị trường, chuyên gia phân tích và người dân thắc mắc.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng từ cơ quan chức năng, cùng với đó có những hoài nghi về khả năng nảy sinh tham nhũng khi duy trì độc quyền kinh doanh.
Không dễ ‘huy động vàng nhàn rỗi trong dân’
Việc huy động vàng nhàn rỗi trong nhân dân được xem là một vấn đề không dễ dàng dù giới chức Việt Nam đã đề cập trong nhiều năm qua.
Cho đến nay không có con số chính thức về lượng vàng tích trữ trong dân, ngoại trừ con số 400 tấn vàng đã được nhắc đến từ hồi năm 2012.
Tiến sĩ Công Phạm cho rằng trong trường hợp lượng vàng dự trữ đáng kể cũng như một tỷ lệ cao dân Việt quan tâm tới đầu tư vàng hoặc một phần vàng sở hữu, thì viêc huy động vàng “là một chủ trương đúng đắn” nhằm duy trì ổn định dự trữ ngoại hối quốc gia và thị trường vàng.
Tuy nhiên, hiện nay niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng rõ ràng bị ảnh hưởng xấu bởi những vụ án gần đây liên quan tới ngân hàng và thị trường chứng khoán như đại án Vạn Thịnh Phát, vụ án lừa đảo trái phiếu tại công ty Tân Hoàng Minh, vụ Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm bị cáo buộc lừa đảo và thao túng thị trường chứng khoán, chiếm đoạt hơn 4.300 tỷ đồng.
Do đó, Tiến sĩ Công Phạm đánh giá việc cải tổ nhằm làm cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán trở nên hiệu quả và minh bạch hơn là bước quan trọng đầu tiên để phục hồi niềm tin trong dân chúng.
Ông đề ra các biện pháp quản lý thị trường vàng dựa trên thực tế các nước đã áp dụng chính sách huy động vàng nhàn rỗi trong dân như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Trung Quốc.
Tiến sĩ Công Phạm đề xuất như sau:
“Thứ nhất, một bộ phận lớn người dân có quan tâm và có nhu cầu đối với các sản phẩm đầu tư dựa trên vàng mang lại lợi tức (Gold-based interest-bearing products). Một ví dụ đơn giản và phổ biến là tài khoản tiết kiệm các khách hàng có thể chuyển vàng vào và được rút ra vàng hoặc tiền mặt ra khi cần. Trong trường hợp Ấn Độ, điều tra cho thấy đa số khách hàng ưu tiên lựa chọn tài khoản tiết kiệm vàng trung hạn. Có thể thực hiện điều tra sở thích người Việt liên quan tới sở hữu vàng, đầu tư vàng…. Trên cơ sở kết quả điều tra thu được, các ngân hàng có thể đưa ra các sản phẩm đáp ứng sở thích, nhu cầu của họ.”
“Thứ hai, cần xây dựng hạ tầng cho thị trường vàng. Hạ tầng bao gồm các công ty kiểm định và cấp chứng chỉ chất lượng vàng nhàn rỗi mà người dân quyết định sử dụng để đầu tư, nhà máy sản xuất vàng lá chuẩn hóa, sở giao dịch vàng cho vàng tái chế và vàng nhập khẩu…”
“Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước có thể coi vàng sẽ là một phần của dự trữ quốc gia bên cạnh các ngoại hối như USD, euro, yen Nhật. Trong trường hợp Trung Quốc, ngoài ngân hàng nhà nước, nước này còn cho phép các ngân hàng sử dụng vàng làm một phần của dự trữ. Khi đó thì các ngân hàng sẽ có động cơ đưa ra các sản phẩm phù hợp để huy động vàng trong dân chúng.”
“Thứ tư, ngân hàng nhà nước có thể phát hành đồng tiền vàng quốc gia.”
Ông đánh giá các biện pháp hay chính sách thu hút vàng nhàn rỗi được Việt Nam thực hiện đúng và có hiệu quả sẽ giúp giảm chênh lệch giá vàng nội địa và giá vàng quốc tế, và giúp cho Việt Nam giảm quan ngại của Mỹ cũng như làm yếu đi lập luận của một bộ phận chính giới Mỹ liên quan tới thao túng tiền tệ.
‘Thêm khó khăn’ nếu muốn Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường
Hiện Bộ Thương mại Mỹ đang đánh giá lại trạng thái kinh tế phi thị trường của Việt Nam.
Theo bộ này, ngày 8/9/2023, chính phủ Việt Nam đã đệ đơn chính thức đề nghị phía Mỹ xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, viện dẫn những cải cách kinh tế trong các năm gần đây.
Quy trình xem xét từ phía Washington sẽ kéo dài 270 ngày.
Như vậy, thời gian phía Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng sẽ là vào khoảng giữa tháng 7 tới.
Thời gian qua, các lãnh đạo trong “Tứ Trụ” Việt Nam như Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ luôn kêu gọi Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, thể hiện lòng tin Việt-Mỹ.
Thị trường vàng liên quan chặt chẽ tới thị trường hối đoái và nhất là tỷ giá tiền đồng của Việt Nam và đồng USD.
Do đó, Tiến sĩ Công Phạm đánh giá chính sách điều tiết thị trường vàng trên cơ sở Nghị định 24 “chắc chắn sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong nỗ lực hiện nay vận động thuyết phục Mỹ trao cho quy chế nền kinh tế thị trường”.
Một trong các điều kiện cho một nền kinh tế thị trường là một chế độ tỷ giá tự do và không có sự thao túng tiền tệ.
Tiến sĩ Công Phạm đưa ra đánh giá của ông dựa trên số liệu từ United Nations Comtrade Database (Cơ sở dữ liệu thương mại hàng hóa Liên Hợp Quốc) về thâm hụt thương mại Việt Nam và Mỹ.
Ông nhấn mạnh vào cột mốc năm 2012, khi Nghị định 24 về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời.
“Theo tính toán của tôi, với thâm hụt thương mại với Việt Nam tăng đều trong qua thời gian đặc biệt từ sau 2012, Washington sẽ quan ngại Việt Nam tác động lên tỷ giá để thúc đẩy xuất khẩu. Việc Việt Nam duy trì chính sách độc quyền trong thị trường vàng nội địa sẽ là một điểm mà một số người trong chính giới của Mỹ dựa vào để khuyến cáo Quốc hội hoãn hay không giành cho Việt Nam quy chế thị trường tự do.”
“Theo nghiên cứu của tôi, giai đoạn có sự chênh lệch lớn giữa giá vàng Việt Nam và quốc tế từ 2018, thậm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam cũng tăng mạnh hơn giai đoạn trước đó. Những số liệu này cũng phù hợp với tình hình giá vàng ở thị trường Việt Nam.”
“Thời kỳ chênh lệch giá vàng cao đi kèm với buôn lậu vàng tăng mạnh. Hoạt động buôn lậu vàng thường dẫn tới tăng nhu cầu USD ở thị trường trong nước và giảm tỷ giá tiền đồng so với USD.”
Theo Tiến sĩ Công Phạm, mối liên hệ giữa thị trường vàng và tỷ giá hối đoái “chắc chắn là điểm yếu” khiến các nước như Mỹ có thể cho rằng Việt Nam có chính sách thao túng tiền tệ một cách gián tiếp thông qua các biện pháp kiểm soát thị trường vàng.
“Vấn đề này có thể gây căng thẳng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Mỹ, đặc biệt trong trường hợp Donald Trump thắng cử nhiệm kỳ hai,” ông nói với BBC News Tiếng Việt.
- FPT Telecom làm việc cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật, quý khách có nhu cầu đăng ký hoặc tham khảo các gói cước hay liên hệ thông tin đăng ký dịch vụ quý khách hàng vui lòng liên hệ qua web hoặc các thông tin bên dưới để nhân viên hỗ trợ 24/7.
- FPT Telecom – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT
- Mobile : 098.1489.411
- Website: https://fpt8.com
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ mà FPT Telecom cung cấp, chúng tôi sẽ luôn cập nhật các chương trình ưu đãi khuyến mãi lắp mạng FPT tại Website: https://fpt8.com
-
Để được tư vấn và đăng ký lắp đặt nhanh trong ngày quý khách hãy để lại thông tin liên hệ ngay tại đây:
Hãy gửi thông tin đăng ký ngay, chúng tôi sẽ liên hệ lại hỗ trợ cho quý khách trong thời gian sớm nhất.
- Hoặc Đăng ký Online
Source link